• Trang Chủ
  • Chia Sẻ
    • Kiến Thức Nông Nghiệp
    • Cây Trồng, Vật Nuôi
  • Hoạt Động
    • Camping
    • Farm's Day
  • Góp Ý
  • Đặt Lịch
  • Chúng Tôi
facebook Email

     Lợi nhuận trong chăn nuôi tỷ lệ thuận với trọng lượng vật nuôi. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà nông sẽ áp dụng các biện pháp để tăng trọng lượng vật nuôi đồng thời giảm chi phí sản xuất (giống, thức ăn...). Thực tế này dẫn đến vấn đề nhức nhối trên thị trường: sử dụng thuốc cấm để tăng trọng trong chăn nuôi. Cùng Nhà Mía đi sâu hơn vào câu chuyện dài này nhé.



I. Các yếu tố cấu thành nên lợi nhuận trong chăn nuôi

1) Giá Bán: 

    Khi xuất chuồng, ngoại trừ những cơ sở lớn trực tiếp giết mổ thì các thương lái sẽ thu mua vật nuôi theo giá hơi (tổng khối lượng cơ thể khi vật nuôi còn sống). Giá thu mua heo hơi vào thời điểm viết bài này nằm quanh khoảng 53.000/kg. Trung bình khi xuất chuồng, 1 con heo sẽ nặng tầm 100-120kg. Vậy, 1 con heo sẽ có giá xuất chuồng sơ bộ 5-6 triệu đồng. Tất nhiên con số trên chỉ là tham khảo, giá bán thực tế còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khá.

2) Chi Phí:

  • Con giống: tại thời điểm viết bài, heo giống được bán với giá khoảng 20.000/kg (khoảng 1,5 triệu đồng/con). để tối ưu chi phí con giống, nông hộ có thể nuôi sinh sản, tuy nhiên phương án này tốn nhiều sức lao động cũng như cần một lượng kiến thức chuyên môn nhất định.
  • Thức ăn: trung bình, heo tiêu thụ lượng thức ăn khoảng 2-3% trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
  • Vaccine: chi phí không thể thiếu để đảm bảo xuất chuồng lô vật nuôi khỏe mạnh, đồng thời giảm rủi ro chăn nuôi.
  • Chi phí chuồng trại, nhân công
    Ngoài các chi phí trên, trong thực tế còn phát sinh nhiều chi phí khác. Tuy nhiên, trong bài viết này, để độc giả hiểu được đại khái về bức tranh chăn nuôi thì Nhà Mía chỉ nêu ra những chi phí cơ bản nhất.

II. Lợi Nhuận = Giá Bán - Chi Phí

    Theo đó, để tăng lợi nhuận thì nhà nông phải tăng được giá bán ra và giảm được chi phí sản xuất. Tuy nhiên, giá bán ra lại bị thị trường quyết định, thành ra phương án tối ưu hơn là giảm chi phí sản xuất. Trong các mục của chi phí sản xuất nêu phía trên thì giá con giống mua vào, chi phí chuồng trại cũng như vaccine là gần như cố định, không thể giảm bớt. Thức ăn thì là điều kiện tăng cân, giảm thức ăn thì tăng trọng giảm, tăng thức ăn thì chi phí tăng. Đây là bài toán không hề đơn giản cho người nông dân. Và thuốc tăng trọng lại là lời giải thần kỳ cho bài toán trên.
  • Tăng giá bán: mặc dù giá heo hơi được quyết định bởi thị trường nhưng nông hộ có thể tăng tổng thu nhập bằng cách tăng trọng lượng heo. Heo sử dụng thuốc tăng trọng có thể đạt đến 150kg/con (so với 100-120kg trên heo thường)
  • Giảm chi phí thức ăn: điều tưởng chừng vô lý nhưng lại là sự thật. Bằng cách sử dụng thuốc tăng trọng, heo sẽ tăng trọng nhanh và nhiều hơn bình thường, từ đó rút ngắn thời gian nuôi. Dù lượng thức ăn mỗi ngày là không có sự chênh lệch nhưng thời gian nuôi được rút ngắn dẫn đến tổng lượng thức ăn chăn nuôi được giảm xuống. Theo cách nuôi truyền thống, heo được nuôi trong khoảng 6 tháng sẽ đạt đến trọng lượng xuất chuồng, nhưng với thuốc tăng trọng thì thời gian có thể rút ngắn đến 1 nửa (3 tháng).
  • Chi phí chuồng trại, nhân công cũng tương tự như thức ăn.
    Bằng cách sử dụng thuốc cấm, lợi nhuận từ chăn nuôi sẽ đạt mức tối ưu không tưởng. Nhưng không gì là hoàn hảo và thuốc tăng trọng cũng vậy. Nó như liều thuốc độc với người tiêu dùng.Và bạn biết gì không? Con số thống kê lượng heo sử dụng thuốc tăng trọng thật sự làm chúng ta choáng ngợp: Trên 6 triệu con heo xơi chất cấm vô bụng người Việt.

III. Thuốc tăng trọng là gì?

    Thuốc tăng trọng là những loại thuốc được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của vật nuôi. Thuốc thường chứa các hoạt chất có tác dụng kích thích sự tăng trưởng, giúp động vật ăn nhiều hơn cũng như hấp thu dưỡng chất tốt hơn từ thức ăn. Trong đó, những hoạt chất cực kỳ nguy hiểm có thể kể đến:
  • Salbutamol:  tạo nạc, làm đẹp thịt. chất này thường gây ra những biểu hiện ngộ độc sơ cấp sau khi sử dụng (tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, rối loạn huyết áp ...)
  • Clenbuterol: Siêu tạo nạc. Chất này gây ra những biến đổi ở tế bào tim, tăng khả năng đột quỵ và trụy tim.
    Điểm đáng sợ của việc dùng thuốc cấm trong chăn nuôi là ngoài những dấu hiệu sơ cấp ngay sau khi sử dụng như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy ...mà còn có những tác động tích tụ lâu dài qua thời gian.
    Ngoài những hợp chất cấm trên thì Dexamethasone cũng được sử dụng vì khả năng giữ nước, giữ muối, tích tụ mỡ. Mặc dù chất này không nằm trong danh mục cấm sử dụng, tuy nhiên lạm dụng hay quá liều thuốc luôn tiềm ẩn nguy cơ đối với người tiêu dùng. đọc thêm: Dexamethasone - Thần dược hay độc dược

    Vậy, làm sao để phân biệt heo sử dụng thuốc tăng trọng hay không? Câu hỏi này Nhà Mía xin dành lại kỳ sau, cho một bài viết chi tiết hơn về chủ đề này.


    Tại Mía Farm, những chú heo được sử dụng liều thuốc tăng trọng tốt nhất - Hạnh Phúc. Áp dụng kỹ thuật nuôi trên đệm lót sinh học, chuồng trại thoáng mát, thời gian nuôi kéo dài cùng với nguồn thức ăn chế biến thuần sinh học, hạn chế tối đa thuốc công nghiệp và tuyệt đối KHÔNG CHẤT TĂNG TRỌNG & CHẤT TẠO NẠC. Với phương châm lan tỏa thông điệp về nông nghiệp sạch, khách tham quan của Nhà Mía sẽ được xem toàn bộ quy trình chăn nuôi một cách cởi mở, chân thành. Nhà Mía hi vọng không chỉ riêng chúng tôi, mà bạn cũng chung tay trong cuộc chiến thực phẩm sạch đang nhức nhối từng ngày.
Share
Tweet
Pin
Share






Share
Tweet
Pin
Share
   Bỏ qua những nguy cơ về dịch bệnh thì chất thải chăn nuôi bao đời nay vẫn luôn là thách thức với môi trường. Không thiếu những cơ sở xả thẳng ra sông hồ, đem nguy cơ dịch bệnh tới hạ lưu, gây mất cân bằng sinh học. Chưa kể, việc xử lý mùi của chuồng trại cũng không hề đơn giản. Mặt khác, chất thải chăn nuôi hoàn toàn có thể tận dụng để sử dụng với mục đích trồng trọt. Và phương án nhà Mía nghĩ là tối ưu nhất cho hệ thống nuôi trồng sinh học là CHĂN NUÔI TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC.

CHĂN NUÔI TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC LÀ GÌ?

    Đệm lót sinh học là hệ thống nền chuồng chăn nuôi được cấu thành bởi hệ thống vi sinh vật và chất nền có độ trơ cao (rơm, trấu, xơ dừa, mùn cưa ...).
    Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hình thức nuôi nhốt động vật trên nền đệm lót sinh học.
mùn cưa và trấu để làm đệm lót

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG

    Khi sinh hoạt trên nền đệm, vật nuôi tiêu tiểu xuống đệm lót. Chất thải của vật nuôi và thức ăn rơi vãi sẽ được nền đệm tiếp nhận. Từ đây, nó trở thành thức ăn của hệ thống vi sinh vật trong nền đệm lót sinh học. Quá trình này xảy ra nhanh, liên tục, phân giải chất thải hữu cơ (protein, lipid, carbohydrates...) thành các chất đơn giản hơn (nitrat, fosfat, CO2...). 

LỢI ÍCH CỦA CHĂN NUÔI TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC

  • Tiết kiệm nước: cắt bỏ phần lớn lượng nước làm vệ sinh chuồng trại.
  • Tiết kiệm nhân công: khâu vệ sinh chuồng trại gần như được cắt bỏ.
  • Cải thiện chất lượng không khí: mùi hôi từ chuồng nuôi được triệt tiêu đến hơn 90%.
  • Giảm bệnh tật về móng của vật nuôi vì nền chuồng mềm, không cứng như nền bê tông.
  • Tăng đề kháng vật nuôi nhờ hệ vi sinh vật có lợi cộng sinh.
  • Có thể sử dụng đệm lót để làm phân bón cho trồng trọt sau này

NHƯỢC ĐIỂM

  • Nóng: hệ vi sinh vật hoạt động làm tăng nhiệt độ nền chuồng
  • Giảm mật độ chăn nuôi so với phương pháp nuôi trên nền cứng
    Tại Mía Farm, toàn bộ chuồng trại được áp dụng phương pháp CHĂN NUÔI TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC để giảm tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh, đồng thời tận dụng nguồn phân bón sinh học an toàn cho hoạt động trồng trọt. Thăm nhà Mía để xem nhiều hơn về mô hình này nhé !!!

☎️ 0703 774 966
📧 contact@mia.farm
📍 Tam Thành - Phú Ninh - Quảng Nam
Share
Tweet
Pin
Share

     Để bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về Nông Nghiệp Hữu Cơ, nay nhà Mía gửi đến mọi người tựa sách hợp tác giữa Hội Nông Dân Việt Nam (VNFU) và Tổ Chức Phát Triển Nông Nghiệp Châu Á Đan Mạch (ADDA). Mặc dù không mang nhiều tính chuyên môn nhưng tựa sách cho chúng ta những khái niệm cơ bản về Nông Nghiệp Hữu Cơ (Organic Farming). Cùng Nhà Mía tham khảo nhé !

























Nguồn: tailieunongnghiep.com


Share
Tweet
Pin
Share
    Cũng giống như con người, vật nuôi cũng sẽ có những vấn đề về sức khỏe nhất định tùy thuộc vào môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, virus, ký sinh trùng ... Mục tiêu cuối cùng của chăn nuôi là xuất chuồng những lô vật nuôi khỏe mạnh, năng suất cao để tối ưu hóa lợi nhuận. Điều đó đồng nghĩa với việc người nông dân phải ngăn ngừa bệnh tật trên vật nuôi, cũng như điều trị khi vật nuôi nhiễm bệnh. Và vũ khí quan trọng trong cuộc chiến này là THUỐC. 




    Những bệnh thường gặp trên vật nuôi có thể kể đến: viêm, sưng, dị ứng, nhiễm độc ...Và loại thuốc thông dụng nhất để điều trị những bệnh kể trên là DEXAMETHASONE (hay được nhà nông gọi là "đề-xa" hay "corti").
    Dexamethasone là một loại Corticosteroid có tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch, được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh cho cả vật nuôi và con người. Trên vật nuôi, Dexamethasone được sử dụng nhiều vì sự hiệu quả trong điều trị triệu chứng, sử dụng được cho nhiều loại bệnh cũng như nhiều loại vật nuôi, chi phí rẻ, nhiều biệt dược cũng như sự đa dạng về phương thức sử dụng thuốc (uống, tiêm, truyền ...). 
    Nhìn theo hướng tích cực, Dexamethasone cung cấp giải pháp điều trị nhanh, hiệu quả, chi phí thấp cho nông hộ. Từ đó giảm thiểu rủi ro chăn nuôi, tối ưu năng suất chuồng trại cũng như giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng do sử dụng sản phẩm có bệnh.
    Và cũng chính vì những ưu điểm kể trên, Dexamethasone đang có xu hướng bị lạm dụng, sử dụng quá mức, không đảm bảo thời gian nghỉ thuốc dẫn đến tồn dư trên thành phẩm còn cao, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng.
    Tác dụng phụ lớn nhất của Dexamethasone là làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Khi vật nuôi sử dụng Dexamethasone quá liều thì hoạt chất sẽ tích tụ bên trong cơ thể con vật và khi con người tiêu thụ những sản phẩm này thì hệ thống miễn dịch của chúng ta cũng sẽ bị tác động. Điều này có thể dẫn đến sự phát tán các loại bệnh truyền nhiễm và nguy hiểm đến sức khỏe con người.
    Mặt khác, khi hệ thống miễn dịch của vật nuôi bị suy yếu, đây là thời cơ vàng cho những loại vi khuẩn, virus, nấm ... xâm nhập vào cơ thể chúng. Việc tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn chắc chắn không phải điều tốt cho cơ thể chúng ta.
   
    Vậy, giải pháp là gì?

    Dexamethasone hay bất cứ loại thuốc thú y nào khác đều có ưu và nhược điểm. Để cân đối ưu và nhược điểm của thuốc cũng như đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, tất cả thuốc thú y đều có những quy chuẩn khi sử dụng. 
  • Liều dùng: Theo khuyến cáo của các chuyên gia thú y, liều dùng dexamethasone thường dao động từ 0,02 đến 0,1 mg/kg trọng lượng cơ thể của vật nuôi mỗi ngày, tùy thuộc vào loại vật nuôi và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, các liều này cũng có thể được điều chỉnh tuỳ theo tình trạng sức khỏe của vật nuôi và chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ thú y.
  • Thời gian dùng thuốc: không vượt quá 5 ngày.
  • Thời gian nghỉ thuốc: 
    • trâu, bò, ngựa ... - 8 ngày
    • heo, dê, cừu ... - 2 ngày
    • sữa bò - 3 ngày
    Trong các mục trên, phần dễ bị bỏ quên nhất là "Thời gian nghỉ thuốc" và đây lại là mục ảnh hưởng rất lớn đến tồn dư thuốc trong sản phẩm. Thời gian nghỉ thuốc là khoảng thời gian tối thiểu giữa lần dùng thuốc cuối cùng cho đến khi xuất chuồng. Khoảng thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào con vật nuôi cũng như loại thuốc sử dụng.


    Thấu hiểu nỗi lo về nguồn thực phẩm cùng với mục tiêu đưa ra thị trường nguồn nông sản sạch & an toàn, vật nuôi tại Mía Farm luôn được lưu trại lâu hơn mức tối đa của thuốc (ít nhất 50%), đảm bảo liều dùng thuốc tối thiểu, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học và chế phẩm an toàn. Nhà Mía đảm bảo thời gian lưu trại với heo là 21 ngày (so với 14 ngày của bộ y tế), gà là 14 ngày (so với 7 ngày của bộ y tế). Cùng nhà Mía mang thực phẩm sạch đến với mọi nhà nhé !

Share
Tweet
Pin
Share


        Súp lơ - bông cải xanh (trắng) là một loại rau rất được ưa chuộng bởi chỉ số calo thấp, giàu thành phần dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ của con người. Cùng nhà Mía tìm hiểu về loài cây này nhé !

    Cây súp lơ (Brassica oleracea var. capitata) là một loại cây thuộc họ Cruciferae, cùng với các loại rau cải khác như bông cải xanh, cải bó xôi, cải thìa và cải xoăn. Cây súp lơ có thân cao khoảng 30-40cm và có chiều rộng khoảng 60-80cm. Chúng được trồng trên khắp thế giới, đặc biệt các vùng đất ẩm ướt, mát mẻ và có nhiều ánh sáng mặt trời. Cây súp lơ có thể trồng được quanh năm, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và địa điểm trồng.

    Cây súp lơ là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, với nhiều loại vitamin và khoáng chất. Dưới đây là bảng tham khảo về thành phần dinh dưỡng trong 100g súp lơ:

Dinh dưỡng

Hàm lượng trung bình trong 100g

Calories

25 kcal

Carbohydrates

5.76 g

Protein

2.92 g

Fat

0.28 g

Fiber

2.5 g

Sugar

2.87 g

Calcium

35 mg

Iron

0.86 mg

Magnesium

11 mg

Phosphorus

60 mg

Potassium

348 mg

Sodium

22 mg

Zinc

0.27 mg

Vitamin C

80.4 mg

Thiamin

0.06 mg

Riboflavin

0.09 mg

Niacin

0.5 mg

Vitamin B6

0.15 mg

Folate

47 μg

Vitamin A

98 μg

        * Lưu ý rằng giá trị dinh dưỡng có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện trồng, thời điểm thu hoạch và cách chế biến. Tuy nhiên, bảng trên cho thấy sự đa dạng và giàu dinh dưỡng của cây súp lơ, là một lựa chọn tốt trong chế độ ăn uống lành mạnh.

      Với lượng Calories thấp cùng với lượng Fiber (chất xơ) cao. Theo USDA, một cốc súp lơ (khoảng 90g) có khoảng 2,5g chất xơ, tương đương với khoảng 10% nhu cầu hàng ngày của một người trưởng thành. Đây là một loại thực phẩm tốt cho nhu cầu giảm cân, giảm bệnh lý đường ruột cũng như tăng cường sức khỏe tim mạch. Các loại vi khoáng (Ma-giê, Sắt, Can-xi, Kẽm, Kali, Phốt-pho) dồi dào cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch.

    Đặc biệt, Súp Lơ giàu Vitamin và phần lớn trong chúng tan trong nước, dễ hấp thu (ngoại trừ Vitamin K).

  • Niacin (Vitamin B3), Riboflavin (Vitamin B2) và Thiamin (Vitamin B1) là những loại vitamin B tham gia vào quá trình chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng cũng như tham gia vào quá trình trao đổi chất.
  • Folate (còn gọi là axit folic hoặc vitamin B9) là một loại vitamin B có tác dụng quan trọng trong việc tạo ra và sửa chữa tế bào trong cơ thể. Nó cũng hỗ trợ quá trình sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của hệ thống thần kinh ở thai nhi. Folate cũng giúp giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

        Mặc dù không quá nhiều như những siêu thực phẩm khác (dâu tây, dâu tằm...), nhưng súp lơ cũng chứa một lượng chất chống oxy hóa nhất định:

  • Vitamin C: Đây là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do. Súp lơ cung cấp một lượng đáng kể vitamin C cho cơ thể.
  • Carotenoids: Súp lơ chứa một số loại carotenoids, bao gồm beta-caroten, lutein và zeaxanthin. Chúng có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do và giúp cải thiện sức khỏe mắt.
  • Flavonoids: Súp lơ cũng chứa một số loại flavonoids, bao gồm quercetin và kaempferol. Chúng có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do và có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.


    Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và dồi dào, Súp lơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và là lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn tăng cường dinh dưỡng và duy trì sức khỏe tốt.

Share
Tweet
Pin
Share

Facebook